Thuật ngữ Dial của đồng hồ đã quá quen thuộc với các tín đồ cỗ máy thời gian. Vậy Dial là gì? Có bao nhiêu loại Dial? Đặc điểm nổi bật của nó ra sao? WatchStore mời bạn tham khảo chi tiết câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Dial là mặt số đồng hồ được in hoặc gắn các cọc số, ký tự, dấu hiệu,… để hiển thị thời gian và các chức năng phụ khác như lịch thứ/ ngày/ tháng, đồng hồ đếm giây, đồng hồ đếm ngược, lịch,… Ở nhiều sản phẩm, dial còn chứa các mặt số phụ (subdial) có hình cung hoặc vòng tròn nhỏ được khắc hoặc dập trên mặt số chính nhằm thể hiện các chức năng ngoài báo giờ, phút.
Dial được làm bằng đa dạng chất liệu từ nhựa, đồng thau mạ màu đến hợp kim, kim loại chống ăn mòn như thép không gỉ, thép khảm xà cừ,... Ở một số đồng hồ cao cấp thì dial còn có thể được chế tác với bạc hoặc vàng nguyên khối.
Trên Dial đồng hồ thường thể hiện 3 thông tin chính gồm: cọc số, bộ kim, mặt kính. Đây là những bộ phận có liên quan trực tiếp đến mặt số vừa giúp hiển thị thời gian, vừa trang trí thu hút cho sản phẩm. Cụ thể như sau:
Dial đã trải qua nhiều giai đoạn cải tiến từ đơn giản đến phức tạp. Có thể tóm tắt sự thay đổi của mặt số đồng hồ thông qua những ý chính sau:
Mặt số đồng hồ được xem là điểm lôi cuốn, đáng giá nhất của cỗ máy thời gian. Với hầu hết người dùng, thứ họ quan tâm nhất khi lựa chọn phụ kiện đeo tay nằm ở thiết kế mặt số. Để dễ dàng tìm ra mẫu mã sản phẩm ưng ý, bạn hãy tìm hiểu 30 loại Dial thường gặp dưới đây.
Mặt số California (hay Cali) kết hợp giữa cọc số La Mã và cọc số Ả Rập. Các vị trí 3h, 6h và 9h được thay bằng cọc số vạch gạch ngang. Cọc số ở vị trí 12h cũng được thay bằng hình tam giác ngược.
Loại mặt số Guilloche khắc hoa văn lặp lại với 4 kiểu họa tiết phổ biến nhất gồm:
Thiết kế đơn giản, tập trung vào dòng chữ kép gồm tên thương hiệu và tên nhà phân phối của sản phẩm. Kiểu mặt số này thường xuất hiện ở các hãng cao cấp, giá cao như Patek Philippe hợp tác với nhà bán lẻ Tiffany & Co.
Mặt số Open Heart có thiết kế đơn giản với giờ, phút, giây và phần lộ máy ở góc 9h. Mặt số này được sử dụng phổ biến ở những thương hiệu đồng hồ Nhật Bản như: Orient, Seiko,… Mặt số Open Heart là một trong những mặt số được yêu thích và lựa chọn nhiều nhất với giới trẻ, đặc biệt là nam giới ở độ tuổi 20-30.
Mặt số Skeleton lược bỏ gần như toàn bộ chi tiết, chỉ giữ lại cọc số và khung xương chính giúp người dùng quan sát thời gian và ngắm chuyển động cỗ máy bên trong. Kiểu Dial này thường được trang bị cho các sản phẩm máy cơ có cấu tạo phức tạp và tinh vi.
Mặt số Sapphire sử dụng ngay tấm kính Sapphire làm nền trong suốt nhằm phô bày quá trình vận động tuyệt diệu của bộ máy bên trong. Thiết kế của những sản phẩm được trang bị Dial Sapphire có tính thẩm mỹ rất cao.
Mặt số Sector (mặt số phân khu) bao gồm các vòng tròn đồng tâm chia Dial thành nhiều vùng khác nhau. Những vòng tròn này có thể được in vạch phút, giây hoặc để trơn khảm xà cừ nhằm trang trí cho sản phẩm.
Mặt số Teak có những đường kẻ thẳng đứng, xẻ dọc. Tùy độ dày và phương pháp của từng thương hiệu mà các chi tiết này có thể được đánh bóng, tạo màu để tăng mức độ tinh xảo.
Mặt số Pavé có đặc trưng là đính đá quý được cắt baguette phủ kín bề mặt kim loại nhằm tạo ra kết cấu chặt chẽ và đẹp mắt hơn. Loại đá sử dụng cho kiểu Dial này rất phong phú, từ kim cương đắt tiền đến đá Swarovski giá bình dân.
Mặt số Chronograph có khả năng hiển thị thời gian bấm giờ cũng như thời gian thông thường, chủ yếu dùng cho các đồng hồ Chronograph. Đặc điểm chính của loại mặt số này là sở hữu 1 - 3 mặt phụ subdial để đo chính xác đơn vị giây, phút.
Mặt số Tapisserie có hoa văn ô vuông nhỏ đa dạng kích thước, ngăn cách nhau bằng các rãnh mỏng. Dial này sẽ được máy móc hiện đại khắc ra trong vòng 20 - 50 phút dựa trên bản vẽ sẵn.
Mặt số Linen sở hữu các đường sọc nhỏ theo chiều dọc hoặc ngang tạo ra cấu trúc giống như vải lanh. Những chi tiết này vừa giúp sản phẩm trông thanh thoát hơn, vừa tạo hiệu ứng thị giác thu hút người dùng.
Ở giữa mặt số chữ thập có một đường ngang cắt một đường dọc. Tùy từng mẫu mà độ dài và độ dày của các vạch có thể thay đổi. Ngoài ra, các đường dọc, ngang kể trên cũng sẽ được mở rộng hoặc rút ngắn theo thiết kế riêng từ nhà sản xuất.
Mặt số Cloisonne được phân chia bởi các đường viền khảm dây bạc hoặc vàng cực mỏng. Các khoảng trống còn lại trên mặt số sẽ được lấp đầy bằng tối đa 5 lớp men. Mỗi lớp được nung ở nhiệt độ từ 800-1200 độ C. Quá trình này lặp đi lặp lại đến khi các lớp men tan chảy hoàn toàn và quyện với phần nền kim loại.
Mặt số Grand Feu được hoàn thiện bởi kỹ thuật tráng men nhiều lớp phức tạp, siêu bền sử dụng bột silica và các hợp chất khác nung nóng trên nền kim loại ở nhiệt độ rất cao. Đặc điểm chính của loại mặt số này là màu sắc đồng nhất, tối giản (chủ yếu gồm màu trắng và kem). Tuy nhiên, với một vài mẫu sản phẩm, Dial Grand Feu cũng có thể sở hữu nhiều màu sắc.
Bề mặt Dial Champleve nền kim loại được chạm khắc để tạo thành các lỗ, các rãnh đóng vai trò như đường viền chìm. Sau đó, những chi tiết này sẽ được lấp kín bằng men thông qua các bước nung chảy, đổ đầy, đánh bóng.
Mặt số Flinqué kết hợp hai kỹ thuật phức tạp: khắc hoa văn guilloche rồi phủ men mờ lên bề mặt Dial. Người thợ phải pha trộn màu sắc hợp lý để men nung lên lấp kín vừa vặn hình dáng của họa tiết. Khi đưa ra ánh sáng, lớp men ở các đường khối lượn sóng bên dưới mặt số phản chiếu các sắc thái khác nhau tạo nên hiệu ứng tuyệt đẹp.
Mặt số Grisaille có điểm đặc trưng là nền kim loại được phủ lớp men đen đầu tiên nung trong lò. Lớp men tiếp theo thường có màu trắng nhằm tạo ra hiệu ứng thị giác lấp lánh, đặc sắc với các hình minh họa mặt trăng, ngôi sao,... trên bầu trời đêm.
Mặt số mạ vàng được phủ một lớp vàng lá hoặc sơn vàng mỏng lên trên. Người dùng có thể thấy những chi tiết được mạ vàng như toàn bộ nền Dial hoặc các cọc số, bộ kim, tên và logo thương hiệu,... Kiểu Dial này thường tạo ra hiệu ứng sang trọng và tinh tế cho sản phẩm.
Dial Marquetry sử dụng đá cẩm thạch được chạm khắc tỉ mỉ đặt lên mặt số để tạo thành các hoa văn hoặc hình ảnh đầy nghệ thuật. Các nhà sản xuất thường sử dụng kiểu Dial này cho những sản phẩm sang trọng hoặc cần đáp ứng yêu cầu cao về tính thẩm mỹ.
Mặt số Meteorite tạo nên từ các phiến thiên thạch được cắt mỏng và đánh bóng riêng lẻ. Nếu đồng hồ có nhiều mặt số phụ thì mỗi mặt số này sẽ được trang trí bằng các mảnh thiên thạch khác nhau. Người dùng thường sẽ thấy kiểu mặt số này ở những mẫu đồng hồ có 3 lịch.
Hầu hết mặt số bằng sứ đều có màu trắng tối giản và chứa một lượng đất sét nhất định trong chất liệu chế tác. Trên bề mặt sứ, các thương hiệu thường phủ lên lớp men sáng bóng nhằm mang đến vẻ thanh lịch và tinh khôi cho sản phẩm.
Mặt số xà cừ mang vẻ đẹp óng ánh độc nhất được làm từ chất liệu xà cừ tự nhiên giúp sản phẩm trở nên thu hút hơn. Người dùng dễ gặp kiểu Dial này trong các thiết kế đồng hồ nữ ở mọi thương hiệu từ bình dân đến cao cấp và xa xỉ.
Mặt số sơn mài có tính nghệ thuật cao và thể hiện trình độ chế tác thủ công bậc thầy của các thương hiệu danh giá. Để hoàn thiện lớp sơn mài cho Dial, người thợ đồng hồ phải đánh bóng và phủ sơn phức tạp trong nhiều lần.
Mặt số chạm khắc thủ công thường có những họa tiết mang giá trị thẩm mỹ cao như một bức tranh nghệ thuật. Thời gian để hoàn thiện loại Dial này kéo dài rất lâu nên hầu như chúng ta chỉ thấy nó trên các mẫu đồng hồ giới hạn hoặc sản phẩm cực kỳ cao cấp.
Mặt số lông vũ đòi hỏi kỹ thuật thủ công phức tạp và tỉ mỉ để tạo nên vẻ đẹp cuốn hút mọi người nhìn. Người thợ chế tác phải khéo léo gắn từng sợi lông vũ xếp cạnh nhau đảm bảo đồng nhất về tỷ lệ và màu sắc. Trung bình mỗi mặt số dạng này tốn khoảng 500 chiếc lông vũ được chọn lựa cẩn thận và cần thời gian chế tác cực kỳ lâu.
Với mặt số nghịch đảo, cánh quạt rotor giúp đồng hồ cơ tự lên dây cót sẽ được đặt ở ngay trên nền dial, chứ không phải đặt sau bộ máy như bình thường. Nhờ cách sắp đặt đảo nghịch này, người dùng có thể chiêm ngưỡng trực tiếp chi tiết này ở mặt trước. Nhiều hãng nổi tiếng như Dior, Hublot, Piaget còn trang trí bộ phận này rất cầu kỳ để mang lại hiệu ứng sinh động cho mặt số đồng hồ.
Dial bản đồ thường được in hoặc khảm hình bản đồ thế giới tạo điểm nhấn độc đáo cho nền mặt số. Loại Dial này chủ yếu xuất hiện ở các đồng hồ dành cho nhà thám hiểm hoặc người đi du lịch.
Dial số học chứa bộ cọc số Ả Rập (1, 2, 3,...) vô cùng hiện đại đảm nhận nhiệm vụ hiển thị giờ, phút, giây. Các sản phẩm có kiểu Dial này thường mang phong cách trẻ trung, thanh lịch.
Dial số La Mã chứa bộ cọc số La Mã (I, II, III, IV,...) để hiển thị thời gian. Kiểu Dial này luôn tạo nên phong cách cổ điển và sang trọng cho các cỗ máy đeo tay.
Thông thường, Dial là một điểm nhấn chính trong đồng hồ khiến người dùng bị thu hút và quyết định sử dụng. WatchStore đã tổng hợp một số sản phẩm chất lượng sở hữu Dial ấn tượng để bạn tham khảo trước khi chọn mua.
Các model Dial Orient đẹp sang trọng:
Các model Dial Seiko cổ điển:
Các model Dial Olym Pianus hiện đại:
Các model Dial Citizen trẻ trung, phá cách:
Các model Dial Bentley thanh lịch:
Với tất cả các thông tin hữu ích về mặt số đồng hồ ở bài viết trên, WatchStore mong rằng bạn đã hiểu rõ về bộ phận này. Bằng những kiến thức đầy đủ liên quan đến Dial, chắc chắn bạn sẽ biết cách đánh giá sâu sắc mặt số của những chiếc đồng hồ mà mình định mua.