Galileo Galilei (hay Gilile, Gililê, Ga li lê) là một trong những bộ óc vĩ đại nhất của lịch sử. Ông là một nhà toán học triết học, vật lý học và thiên văn học lỗi lạc người Ý. Ông được mệnh danh là cha đẻ của ngành khoa học hiện đại, nổi tiếng với […]
Galileo Galilei: Các giai đoạn cuộc đời và di sản với khoa học
Galileo Galilei (hay Gilile, Gililê, Ga li lê) là một trong những bộ óc vĩ đại nhất của lịch sử. Ông là một nhà toán học triết học, vật lý học và thiên văn học lỗi lạc người Ý. Ông được mệnh danh là cha đẻ của ngành khoa học hiện đại, nổi tiếng với thí nghiệm thả vật rơi tự do tại Tháp nghiêng Pisa hay câu nói bất hủ “Dù sao Trái Đất vẫn quay!”. Để hiểu rõ hơn về Galilei, hãy cùng WatchStore khám phá về các giai đoạn cuộc đời và những thành tựu vĩ đại mà ông đã để lại cho ngành khoa học ngày nay trong bài viết dưới đây.
1. Các giai đoạn cuộc đời của huyền thoại khoa học Galileo Galilei
1.1 Từ 1564 đến 1581: Giai đoạn đầu đời
Galileo Galilei, với tên đầy đủ là Galileo di Vincenzo Bonaiuti de’ Galilei, chào đời vào ngày 15 tháng 2 năm 1564 tại thành phố Pisa xinh đẹp của Ý. Ông là người con đầu tiên trong gia đình gồm 6 người con và bố ông – Vincenzo Galilei là một nhà lý luận âm nhạc tài năng, đồng thời là nghệ sỹ đàn luýt nổi tiếng.
– Khi còn nhỏ:
Galileo đã nhận được sự giáo dục tỉ mỉ từ người cha, với mong muốn ông sẽ trở thành một người tài đức. Cha ông không chỉ truyền đạt kiến thức về tiếng Latinh và Hy Lạp mà còn hướng dẫn rất nhiều lĩnh vực khác. Với khả năng tiếp thu vượt trội cùng sự chăm chỉ, Galileo nhanh chóng tiếp thu mọi điều cha dạy. Dù tài năng đa dạng, ông Vincenzo vẫn luôn định hướng con trai mình theo con đường y học, kỳ vọng ông sẽ trở thành một danh y.

– Vào năm 1572:
Galileo lúc này đã lên 8 tuổi, ông vâng lời cha nhập học. Tuy nhiên, tâm trí ông lại thường xuyên bay bổng theo những suy nghĩ về Mặt Trăng, Mặt Trời và các vì sao, thay vì tập trung hoàn toàn vào bài giảng. Mặc dù vậy, Galileo vẫn thể hiện sự xuất sắc vượt trội, luôn là học sinh đứng đầu ở mọi môn học trong trường.
– Đến năm 1574:
Gia đình Galileo Galilei chuyển đến Florence. Tại đây, ông tiếp tục con đường học vấn tại Trường Dòng Vallombrosa thuộc Santa Maria. Kiến thức của Galileo được mở rộng và đào sâu hơn nữa trong bối cảnh thời kỳ Phục Hưng rực rỡ. Ban đầu, cha ông khá lo lắng về khả năng hòa nhập và theo kịp việc học của con. Nhưng Galileo đã khiến mọi người kinh ngạc bởi sự say mê học tập và thành tích xuất sắc của mình.
1.2 Từ 1581 đến 1610 : Khởi đầu sự nghiệp và những khám phá khoa học đầu tiên
– Năm 1581:
Năm 1581, Galileo Galilei bắt đầu theo học ngành y tại Đại học Pisa. Ngay trong năm đầu tiên này, một quan sát tình cờ tại nhà thờ Pisa đã khơi nguồn cho khám phá vĩ đại: ông nhận thấy một chiếc đèn treo luôn đu đưa với cùng một khoảng thời gian cho mỗi dao động, bất kể biên độ rộng hay hẹp. Sau đó ông đã kiểm chứng lại bằng thực nghiệm và nền móng của nguyên lý con lắc đã ra đời.
– Năm 1585:
Do khó khăn về tài chính, Galileo buộc phải dừng việc học và trở về Florence vào năm 1585 để bắt đầu sự nghiệp giảng dạy. Tại đây, chỉ một năm sau, vào năm 1586, ông đã tạo tiếng vang lớn khi công bố luận văn về cân thủy tĩnh, một công trình giúp tên tuổi ông được biết đến rộng khắp nước Ý.
Tiếng tăm này tiếp tục giúp ông nhận được lời mời làm giảng viên toán học tại Đại học Pisa vào năm 1589, sau một cuộc thảo luận gây ấn tượng về trọng tâm của các vật rắn.
– Năm 1589:
Trở lại Đại học Pisa, Galileo bắt đầu đi sâu vào lý thuyết chuyển động. Đây là thời điểm ông thách thức và bác bỏ quan niệm đã tồn tại hàng thế kỷ của Aristotle về sự rơi của vật thể lần đầu tiên.

– Năm 1592:
Vào năm 1592, vì lý do tài chính, Galileo Galilei chuyển đến giảng dạy toán học tại Đại học Padua. Suốt 18 năm gắn bó với ngôi trường này, ông đã đạt được vô số khám phá khoa học mang tính đột phá, đánh dấu một trong những giai đoạn rực rỡ nhất trong sự nghiệp của mình.
– Năm 1604:
Năm 1604: Galileo là người đầu tiên đặt nền móng cho hiểu biết hiện đại về chuyển động rơi. Ông chứng minh rằng mọi vật rơi đều theo một quy luật chung – Rơi nhanh dần đều, chứ không phải rơi tùy hứng như người ta từng nghĩ. Chính ông cũng là người khai sinh ra định luật mô tả quỹ đạo rơi hình parabol – Mmột phát hiện đắt giá thay đổi hoàn toàn cái nhìn về chuyển động.
Mặc dù câu chuyện về việc ông làm thí nghiệm thả vật từ Tháp nghiêng Pisa để chứng minh các vật rơi như nhau đã trở nên huyền thoại, các bằng chứng thực tế lại chưa thể xác nhận tính xác thực của nó. Tuy nhiên, những đóng góp lý thuyết của ông về chuyển động vẫn là nền tảng vững chắc cho vật lý hiện đại.

– Năm 1609:
Bước ngoặt lớn đến vào năm 1609, khi Galileo Galilei biết được về phát minh kính ngắm vật thể từ xa tại Venice. Trở về Padua, với tài năng và sự khéo léo của mình, ông đã tự tay chế tạo thành công một chiếc kính viễn vọng có độ phóng đại gấp 3 lần, và nhanh chóng cải tiến nó lên tới 32 lần.
– Cuối năm 1609 đến Đầu năm 1610:
Với chiếc kính viễn vọng đầy quyền năng trong tay, Galileo đã chăm chú hướng về bầu trời đêm. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ cuối năm 1609 đến đầu năm 1610, ông đã liên tiếp phát hiện ra hàng loạt sự kiện bất ngờ, làm rung chuyển nhận thức của nhân loại: bề mặt Mặt Trăng không hề hoàn hảo mà lồi lõm với các hố và núi, dải Ngân Hà thực chất là tập hợp vô số ngôi sao riêng lẻ, và đặc biệt hơn, Sao Mộc sở hữu những “mặt trăng” riêng của nó.
1.3 Từ 1610 đến 1632: Đỉnh cao sự nghiệp – Đối đầu với Giáo Hội và vụ án lịch sử
– Năm 1610:
Những quan sát thiên văn đột phá của Galileo Galilei, được thực hiện nhờ kính viễn vọng tự chế, đã vén màn nhiều bí ẩn vũ trụ: bề mặt lồi lõm của Mặt Trăng, dải Ngân Hà là tập hợp vô số ngôi sao, và sự tồn tại của các vệ tinh quanh Sao Mộc. Ông nhanh chóng công bố những phát hiện này trong tác phẩm “Siderius Nuncius” (Sứ giả của các vì sao), gây tiếng vang lớn và khởi đầu kỷ nguyên thiên văn học quan sát.
– Năm 1611:
Năm 1611, Galileo đến Rome trình diễn kính viễn vọng và các khám phá của mình trước triều đình Giáo hoàng. Được đón tiếp nồng nhiệt, ông càng thêm tự tin vào lập trường ủng hộ thuyết nhật tâm. Trong các báo cáo về vết đen trên Mặt Trời năm 1613, ông khẳng định chuyển động của chúng là bằng chứng về sự đúng đắn của Copernicus và bác bỏ thuyết Ptolemy.

– Từ 1610 đến 1632:
Với tài hùng biện, các ý kiến của Galileo Galilei nhanh chóng lan rộng, tạo ra làn sóng dư luận mạnh mẽ. Điều này khiến các giáo sư bảo thủ và tu sĩ lo ngại, dẫn đến việc họ tố cáo ông với Tòa án Giáo hội.
– Năm 1616:
Áp lực lên tới đỉnh điểm vào năm 1616, khi tác phẩm của Copernicus, nền tảng lý thuyết của Galileo, bị liệt vào danh mục sách cấm. Galileo được Hồng y Robert Bellarmine cảnh báo cá nhân, yêu cầu không được bảo vệ hay giảng dạy thuyết nhật tâm, dù vẫn có thể thảo luận nó như một giả thuyết toán học.
– Năm 1623:
Sau đó, Galileo Galilei rút về nghiên cứu tại nhà. Năm 1623, ông hoàn thành “Saggiatore…” (Người thí nghiệm…), một tác phẩm phản bác quan điểm cũ về sao chổi, đồng thời trình bày rõ ràng phương pháp khoa học mới của mình. Cuốn sách nổi tiếng với tuyên bố “Quyển sách của Tự nhiên… được viết bằng chữ toán học”, và được Giáo hoàng Urban VIII đón nhận nồng nhiệt.
– Năm 1624:
Năm 1624, Galileo tìm đến Rome với hy vọng thuyết phục Giáo hội dỡ bỏ lệnh cấm năm 1616. Dù nỗ lực ấy không đạt kết quả như mong muốn, ông vẫn được Giáo hoàng nới lỏng giới hạn: cho phép viết về cả hệ thống địa tâm của Ptolemy lẫn thuyết nhật tâm của Copernicus. Tuy nhiên, Galileo buộc phải kết luận rằng trí tuệ con người là hữu hạn và không thể thấu hiểu trọn vẹn ý định của Thiên Chúa.

– Năm 1632:
Trở về Florence, Galileo Galilei dành toàn bộ tâm huyết để viết cuốn sách “Đối thoại về hai hệ thống thế giới”. Tác phẩm ra mắt năm 1632, nhanh chóng gây tiếng vang khắp châu Âu nhờ lập luận chặt chẽ và cách trình bày hấp dẫn. Tuy nhiên, chính cuốn sách này đã khiến Giáo hoàng nổi giận, và Galileo bị đưa ra xét xử vì bị cho là chống lại giáo lý.
– Năm 1633:
Galileo bị kết tội vì truyền bá tư tưởng “Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời” khiến ông buộc lòng phải công khai từ bỏ nhận định ấy. Ban đầu bị tuyên án tù, nhưng nhờ sự khoan dung của Giáo hoàng, hình phạt được giảm xuống quản thúc tại gia ở Arcetri – nơi ông sống nốt 8 năm cuối đời trong cô lập và âm thầm nghiên cứu.
1.4 Từ 1633 đến 1642: Những năm cuối đời và di sản vĩnh cửu
Sau một phiên xét xử gây chấn động của Giáo hoàng, Galileo Galilei bị kết tội dị giáo và phải chịu quản thúc tại gia. Kể từ năm 1634, ông sống nốt phần đời còn lại tại ngôi nhà thôn quê ở Arcetri, gần Firenze, dưới sự giám sát chặt chẽ của Giáo hoàng. Mặc dù bị mù hoàn toàn vào năm 1638 và phải chịu đựng nhiều căn bệnh đau đớn như thoát vị và mất ngủ, ông vẫn được phép đến Firenze để chữa trị.
Dù bị quản thúc, Galileo vẫn tiếp tục tiếp đón học trò, trao đổi thư từ với các nhà khoa học khắp nơi. Cho đến tận lúc lâm bệnh nặng vì sốt cao và chứng đánh trống ngực, ông vẫn không ngừng đam mê tri thức. Năm 1642, Galileo trút hơi thở cuối cùng, để lại di sản vĩ đại cho nền khoa học hiện đại.

2. Những khám phá và thành tựu khoa học vĩ đại của Galileo Galilei
Từ thiên văn học, toán học, cho đến vật lý học, Ga li lê đều có những đóng góp to lớn và vĩ đại như sau:
2.1 Về thiên văn học
Galileo liên tiếp thực hiện những quan sát chấn động, làm lung lay thuyết địa tâm như:
– Vệ Tinh Của Sao Mộc: Galileo phát hiện 4 vệ tinh quay quanh Sao Mộc, bác bỏ quan điểm mọi vật xoay quanh Trái Đất và ủng hộ thuyết nhật tâm.
– Các Pha Của Sao Kim: Quan sát Sao Kim có đầy đủ các pha giống Mặt Trăng đã khẳng định Sao Kim quay quanh Mặt Trời, là bằng chứng quyết định bác bỏ mô hình địa tâm của Ptolemy.
– Bề Mặt Mặt Trăng: Galileo là người đầu tiên miêu tả Mặt Trăng có núi và hố va chạm, bác bỏ quan niệm về sự hoàn hảo của các thiên thể và cho thấy nó giống Trái Đất.
– Dải Ngân Hà và Vết Đen Mặt Trời: Ông nhận ra Dải Ngân Hà là tập hợp vô số ngôi sao và quan sát các vết đen di chuyển trên Mặt Trời, chứng tỏ Mặt Trời tự quay và thách thức quan niệm về sự “hoàn hảo” của các tầng trời.

2.2 Về vật lý học
– Lý Thuyết Chuyển Động Rơi và Quán Tính: Galileo Galilei đã bác bỏ quan niệm cũ, chứng minh mọi vật rơi với cùng gia tốc trong chân không. Ông cũng là người đặt ra nguyên lý quán tính – Vật thể duy trì chuyển động trừ khi có lực tác động, trở thành Định luật thứ nhất của Newton.
– Con Lắc và Vận Tốc Ánh Sáng: Quan sát của ông về con lắc đã đặt nền tảng cho việc đo thời gian chính xác. Ông cũng đề xuất phương pháp thực nghiệm để ước lượng vận tốc ánh sáng, dù không thành công với công nghệ thời đó.
– Nguyên Lý Tương Đối: Galileo Galilei là người đầu tiên đưa ra nguyên tắc tương đối: các định luật vật lý như nhau trong mọi hệ quy chiếu chuyển động đều, một tiền đề quan trọng cho cả Newton và Einstein.

2.3 Về toán học
– Ứng Dụng vào Thực Nghiệm: Ông tiên phong sử dụng toán học để phân tích các hiện tượng vật lý, dù phương pháp của ông còn dựa trên lý thuyết cổ điển.
– Nghịch Lý Galileo: Ông khám phá ra “nghịch lý” về số chính phương và số tự nhiên, một phát hiện mở đường cho lý thuyết về vô hạn sau này.
2.4 Về công nghệ
Galileo Galilei không chỉ là một nhà khoa học lý thuyết mà còn là một nhà sáng chế tài ba, với nhiều đóng góp quan trọng cho lĩnh vực công nghệ như:
– Cải tiến và chế tạo thành công kính viễn vọng với độ phóng đại x30 lần vào năm 1609. Chiếc kính này giúp ông quan sát và đưa ra những nhận định về vũ trụ chính xác hơn. Đồng thời mở ra thời đại mới cho ngành thiên văn học. Galileo cũng là người tiên phong trong việc sử dụng và hoàn thiện kính hiển vi phức hợp vào khoảng năm 1624, mở ra khả năng quan sát thế giới vi mô.
– Thiết kế, cải tiến được la bàn địa lý và quân sự vào năm 1595 đến năm 1598: Nhờ đó mà các pháo thủ và người vẽ bản đồ làm việc chính xác hơn.
– Năm 1593, Galile còn tận dụng sự giãn nở của không khí để tạo ra chiếc nhiệt kế đầu tiên trên thế giới. Đặc biệt, ngay cả trong những năm cuối đời, Galileo vẫn miệt mài thiết kế cơ cấu hồi cho đồng hồ quả lắc, đặt nền tảng cho việc chế tạo những chiếc đồng hồ treo tường hay đồng hồ đeo tay chính xác sau này.

3. Tìm hiểu thêm: 15 câu nói để đời của nhà khoa học Galileo Galilei
Galileo Galilei không chỉ được tôn vinh là cha đẻ của ngành thiên văn học hay cha đẻ của khoa học hiện đại, mà còn để lại dấu ấn vĩnh cửu trong lịch sử nhân loại nhờ những câu nói bất hủ của mình. Dưới đây là tổng hợp những câu nói tiêu biểu của ông, thể hiện quan điểm sâu sắc về khoa học, triết học và cuộc sống:
– “Tôi yêu thích những vì sao quá đến mức sợ hãi bóng đêm:.
– “Dù sao Trái Đất vẫn quay”.
– “Mọi sự thật đều dễ hiểu một khi ta đã phát hiện ra. Điều quan trọng là phải phát hiện ra nó đã”.
Ông cũng chia sẻ những triết lý về giáo dục và khám phá”.
“Chúng ta không thể dạy người khác bất cứ thứ gì. Chúng ta chỉ có thể hỗ trợ họ tự phát hiện ra điều đó”.
– “Tôi chưa từng gặp một người nào ngu dốt đến mức tôi không thể học được gì từ anh ta”.
– Về mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo, Galileo có những quan điểm táo bạo:
– “Kinh thánh hướng dẫn con người đi đến thiên đàng, chứ không phải để mô tả thiên đàng vận hành ra sao”.
– “Tôi nghĩ rằng khi thảo luận về những vấn đề tự nhiên, chúng ta không thể bắt đầu bằng kinh thánh mà phải bằng thí nghiệm, và chứng cứ.”
– “Thuyết phục một người dị giáo tin vào điều đã được chứng minh quả thực là chuyện tổn hại với tâm hồn”.
Những suy tư của Galileo Galilei về lý trí, nhận thức và vũ trụ cũng đầy sâu sắc”.
– “Khi không thể dùng trực giác thì phải dựa vào suy luận”.
– “Dải Ngân Hà chỉ là một khối vô số các vì sao đứng thành chùm với nhau”.
– “Ai có thể đặt giới hạn cho trí tuệ của con người? Ai dám quả quyết rằng chúng ta đã biết mọi thứ trên đời?”.
– “Nơi nào các giác quan làm chúng ta thất vọng, thì lý trí phải bước vào”.
– “Ai nhìn càng cao thì càng có khả năng phân biệt cao, và lật giở cuốn sách vĩ đại về thiên nhiên (vốn là đối tượng thích hợp của triết học) là cách để nâng cao tầm nhìn của một người”.
– “Toán Học là ngôn ngữ mà Thượng Đế viết ra cho vũ trụ”.
– “Đam mê là khởi nguồn của thiên tài”.
4. Những thắc mắc thú vị khác về Galileo Galilei
4.1 Galileo Galilei có bị mù không?
Có. Galilei bị mù hoàn toàn vào năm 1638,
4.2 Galilei có thực sự thả hai quả bóng từ Tháp nghiêng Pisa không?
Không có bằng chứng thực tế nào chứng minh Galilei đã đích thân thực hiện thí nghiệm thả hai quả bóng từ Tháp nghiêng Pisa. Các nhà sử học tin rằng đây chủ yếu là một “thực nghiệm ý tưởng” để minh họa cho lý thuyết của ông về sự rơi của vật thể, chứ không diễn ra trong thực tế.
4.3 Những phát minh khác của Galilei ngoài kính thiên văn?
Ngoài việc cải tiến kính thiên văn, Galileo Galilei còn có nhiều phát minh khác như: La bàn, nhiệt kế, kính hiển vi phức hợp,…
4.4 Gia đình của Galilei như thế nào?
Galile là con trai cả trong một gia đình gồm 6 sáu người con. Khi lớn lên, ông đã có tổng cộng 3 người con ngoài giá thú. Hai trong số 3 người con của ông sau này đã trở thành các bậc tu sĩ.
4.5 Galileo Galilei được hồi phục danh dự khi nào?
Giáo hội Công giáo Rôma đã chính thức hồi phục danh dự cho Galilei và công nhận sai lầm trong việc kết tội ông vào năm 1992, dưới thời Giáo hoàng Gioan Phaolô II.
4.6 Galile có phải là người đầu tiên phát hiện ra Trái Đất có hình tròn không?
Đúng.
4.7 Câu nói “Dù sao Trái Đất vẫn quay” của Ga li lê nói lên điều gì?
Câu nói này thể hiện sự kiên định của ông vào sự thật khoa học khách quan, bất chấp áp lực và sự từ bỏ hình thức. Nó đã trở thành biểu tượng cho tinh thần khoa học bất khuất và sức mạnh của lý trí trước quyền lực.
4.8 Định luật rơi tự do của ai?
Định luật rơi tự do được nghiên cứu và phát triển bởi nhiều nhà khoa học, nhưng Galileo Galilei là người đầu tiên đưa ra các công thức toán học chính xác và bác bỏ quan niệm cũ của Aristotle. Sau đó, Isaac Newton đã tổng hợp và hoàn thiện định luật này trong khuôn khổ các định luật chuyển động của mình.
4.9 galilei mất ngày bao nhiêu?
Galilei mất vào ngày 8 tháng 1 năm 1642.
4.10 Galileo chết như thế nào?
Galilê chết vào năm 1642, sau nhiều năm bị quản thúc tại gia và chịu đựng bệnh tật, bao gồm việc bị mù hoàn toàn.
Hành trình khám phá về nhà khoa học vĩ đại người Ý Galileo Galilei đã kết thúc. Hy vọng rằng, bài viết của WatchStore đã giúp bạn hiểu hơn về cha đẻ về ông. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc về Galile hay cần tham khảo các mẫu đồng hồ đeo tay, hãy liên hệ với WatchStore để được giải đáp và tư vấn nhé.