Đồng hồ Watchstore

Aperture là gì? Bí mật cơ học đằng sau chiếc đồng hồ

Đăng bởi: Linh Trang Ngày 25-03-2024

Aperture là một thuật ngữ không mấy xa lạ với những người đã chơi đồng hồ lâu năm, tuy nhiên đây không phải là chức năng mà bất kì chiếc đồng hồ nào cũng có. Vậy Aperture là gì? Nó có tác dụng ra sao và có nên mua một chiếc đồng hồ có chức năng này hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Aperture trên đồng hồ là gì? 

Aperture, hay còn gọi là cửa sổ phụ, là một ô nhỏ thường được đặt ở góc 3 giờ trên mặt đồng hồ, hiển thị những thông tin bổ sung như thứ, ngày, tháng, năm. Cửa sổ này được tạo ra với mục đích khiến cho việc xem đồng hồ của người dùng thuận tiện và đầy đủ thông tin hơn. 

Aperture chính là nơi mà những nghệ nhân chế tác đồng hồ có thể chứng minh kỹ thuật của mình. Bởi nếu muốn chức năng này hoạt động chính xác, nhịp nhàng cùng kim giờ chính thì cần những phép tính toán cơ học khá phức tạp. 

Với sự khó nhằn trong chế tác và thiết kế, các nhà chế tạo đồng hồ Thụy Sĩ đã biến cửa sổ Aperture thành một yếu tố đặc trưng của đồng hồ cơ sang trọng. Chức năng hiển thị ngày, tháng, năm,... cũng thường xuyên xuất hiện ở đồng hồ điện tử và được hoạt động theo một cơ chế khác.

Ngoài những chức năng như hiển thị ngày tháng năm được gọi là Date Aperture thì Aperture ở các đồng hồ xa xỉ cũng sẽ có thể hiển thị những thông tin khác như: 

  • Thứ: Hiển thị ngày trong tuần.
  • Moon Phase: Hiển thị chu kỳ của mặt trăng.
  • Giờ thế giới: Hiển thị thời gian ở các múi giờ khác nhau.
  • Chronograph (đồng hồ bấm giờ): Hiển thị thời gian đã trôi qua, thường được sử dụng để đo các khoảng thời gian ngắn.
  • Thậm chí với những thiết kế phức tạp hơn Aperture trên mặt đồng hồ có thể hiển thị năm nhuận, mực nước thủy triều, thời gian mặt trời mọc/lặn và cả bản đồ thiên thể (bản đồ sao mô tả vị trí và sự phân bố của các thiên thể trong không gian).

Cách thức hoạt động của Aperture

Trong các đồng hồ cơ truyền thống, Aperture thường được điều khiển bằng cơ chế có dây đồng hồ và bánh răng. Các bánh răng và bộ truyền động được thiết kế để di chuyển tay lặp lại một cách chính xác mỗi ngày hoặc mỗi giờ, đẩy thông tin qua Aperture để hiển thị lên mặt đồng hồ.

Trong các đồng hồ thông minh hoặc điện tử, Aperture thường được điều khiển bởi một vi mạch điện tử tích hợp trong đồng hồ. Thông tin được hiển thị được lập trình và điều khiển bởi vi xử lý, thường được kết hợp với các cảm biến để cập nhật thông tin thời gian hoặc các tính năng khác của đồng hồ.

Aperture phổ biến nhất là cửa sổ hiển thị ngày dương lịch hiển thị trên 1 ô vuông nhỏ. Một số đồng hồ xa xỉ có thể hiển thị ngày mới ngay lập tức vào lúc 12h đêm, trong khi một số khác có thì sẽ thay đổi chậm hơn, ngày mới sẽ được cập nhật sau một vài tiếng. Hay nói cách khác một số đồng hồ sẽ cập nhật ngày mới chậm hơn thời gian thực 2-3 giờ. 

Quá trình hình thành của Aperture

Lịch sử quá trình hình thành của Aperture có thể nói bắt đầu từ những năm từ thế kỷ 17-18. 

Ở thế kỷ 17 - 18, lần đầu tiên xuất hiện các “bộ phận chức năng phức tạp”. Ở những chiếc đồng hồ cầm tay, thường hiển thị ngày trong tháng bằng một kim chỉ trên một đĩa quay. Nổi bật trong đó là chiếc đồng hồ có lịch vạn niên đầu tiên của Thomas Mudge (1762) và kiệt tác tinh xảo của Breguet năm 1801.

Thế kỷ 20, với sự phát triển của công nghệ đồng hồ, mọi người chuyển dần sang đồng hồ đeo tay và từ đó Aperture cũng trở nên phong phú hơn hẳn về cả mặt thiết kế lẫn tính năng. Chức năng hiển thị thứ ngày tháng đã được tích hợp nhỏ gọn vào một ô cửa sổ trên mặt đồng hồ. Vào năm 1930, Mimo-Meter là chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên có cửa sổ lịch ngày ở vị trí 3 giờ. Đây cũng là ý tưởng thiết kế phổ biến của Rolex ở thời xây dựng hoàng kim với Aperture. 

Hiện nay, Aperture ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên đồng hồ của nhiều thương hiệu khác nhau. 

Tuy nhiên vẫn còn những ý kiến trái chiều về việc Aperture có thực sự cần thiết ở một chiếc đồng hồ bởi những ảnh hưởng của nó đến độ chính xác, giá thành và đặc biệt là về thẩm mỹ. 

Nên hay không nên mua đồng hồ có Aperture? 

Bạn nên mua đồng hồ có Aperture bởi dù chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng nó mang lại sự tiện lợi đến bất ngờ. Việc có một chiếc cửa sổ nhỏ có thể giúp bạn quan sát đầy đủ thông tin hơn mà không cần kiểm tra các thiết bị bên ngoài. 

Đồng thời với một số chiếc đồng hồ, đây cũng là chi tiết khá sáng giá trong thiết kế tăng tính sang trọng, tinh xảo và đẳng cấp chế tác. 

Đổi lại thì để có tính năng này chiếc đồng hồ của bạn cũng sẽ phức tạp hơn và đòi hỏi giá thành cao hơn. Ngoài ra, vấn đề thẩm mỹ sẽ khiến một số người không ưa thích chiếc cửa sổ nhỏ bởi nó có thể làm lệch cân đối của một chiếc đồng hồ. 

Nên hay không nên mua đồng hồ có Aperture là câu hỏi mà nhiều người đặt ra với chiếc đồng hồ tiếp theo của mình. Điều này hẳn sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và thẩm mỹ mỗi người. 

Một số hãng đồng hồ nổi tiếng có chức năng Aperture 

Qua những giới thiệu trên nếu bạn thực sự muốn sở hữu cho bản thân một chiếc đồng hồ có cửa sổ phụ thì hãy tham khảo các hãng sau đây: 

Tissot

Với thương hiệu Tissot, những cửa sổ nhỏ hình vuông hiện ngày, tháng là loại hình Aperture phổ biến nhất, chúng thường được đặt ở góc 3 giờ (phía bên phải đồng hồ). 

Longines

Aperture của Longines sẽ thường được đặt ở góc 3 giờ hoặc góc 6 giờ với nhiều kiểu dáng Aperture hơn có thể kể đến như ô vuông, hình tròn, hiển thị ở subdial,...

Seiko

Seiko bạn sẽ nhận thấy thiết kế Aperture được ưa chuộng nhất vẫn là hình vuông nhỏ, tuy nhiên thương hiệu này lại có những thiết kế Aperture hình chữ nhật hiển thị thứ + ngày khá đa dạng.

Orient

Riêng với Orient thì Open Heart (đồng hồ lộ tim) là một đặc trưng thiết kế của hãng, vì vậy việc sử dụng Aperture sẽ đòi hỏi thiết kế tỉ mỉ và tinh tế hơn. Một số loại thì khi có Aperture hãng sẽ lược bỏ chi tiết Open Heart. 

Bài viết trên WatchStore đã cung cấp cho bạn những thông tin xoay quanh thuật ngữ Aperture trên đồng hồ là gì và chức năng của nó ra sao. Hy vọng từ đây bạn có thể dễ dàng cập nhật và chọn ra cho mình loại đồng hồ phù hợp nhất. 

Chưa có câu hỏi, hãy gửi câu hỏi của bạn
WatchStore sẽ trả lời sớm nhất Viết hỏi đáp