Đồng hồ Watchstore

Khám phá 5 sự thật vô cùng lý thú về đồng hồ đeo tay cổ xưa ở Việt Nam

Đăng bởi: Nguyễn Hồng Hạnh Ngày 17-09-2021

Có bao giờ bạn thắc mắc về đồng hồ đeo tay cổ xưa như thế nào? Các mẫu đồng hồ đeo tay cổ ở Việt Nam có gì khác bây giờ? Dưới đây sẽ bật mí 5 bí ẩn về đồng hồ đeo tay cổ ở Việt Nam. Cùng khám phá nhé!

Vào khoảng thập niêm 50 – 70 là thời kỳ đồng hồ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Có bao giờ bạn tò mò muốn khám phá đồng hồ đeo tay cổ xưa như thế nào? Chiếc đồng hồ đeo tay cổ của thời ông bà ta có gì khác so với ngày nay? Câu trả lời sẽ được hé lộ với 5 sự thật vô cùng thú vị về chiếc đồng hồ đeo tay cổ ở Việt Nam.

SỰ THẬT 1: ĐỒNG HỒ ĐEO TAY CỔ PHẦN LỚN LÀ DÂY DA

Sự thật là, thời ông bà ta, chiếc đồng hồ đeo tay cổ ưa chuộng phong cách dây da hơn dây kim loại. Với quan niệm ngày xưa: Dây da mới là đẳng cấp thượng lưu, còn dây kim loại chỉ phù hợp với những người phải lao động nhiều. Vì thế, những chiếc đồng hồ đeo tay cổ ở Việt Nam thời đó phần lớn là dây da.

Có thể bạn sẽ thắc mắc: Các cụ cũng phải lao động, nếu đeo đồng hồ dây da có khó chịu hay không? Thì đây là câu trả lời: Đồng hồ đeo tay cổ phần lớn là dành cho những người thuộc giới thượng lưu, những người có quyền có có địa vị nhất định, vì thế sẽ không có chuyện phải lao động vất vả hay phải làm ngoài trời điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Bên cạnh đó, người Việt Nam thường có cổ tay nhỏ hơn so với người nước ngoài. Vì vậy, những người sử dụng đồng hồ đeo tay cổ xưa thường lựa chọn dây da để vừa khít với cổ tay của mình và không bị nặng nề, vướng víu như dây đeo kim loại.

Một chiếc đồng hồ đeo tay cổ dây da có giá ít nhất 1 chỉ vàng, còn đối với dây kim loại, giá của chiếc đồng hồ có thể rẻ hơn gấp 3 lần.

Khám phá 5 sự thật vô cùng lý thú về đồng hồ đeo tay cổ xưa ở Việt Nam - Ảnh 1

Đồng hồ dây da rất được ưa chuộng

SỰ THẬT 2: ĐỒNG HỒ ĐEO TAY CỔ MẠC VÀNG (LẮC LÊ) LÀ XU HƯỚNG THỜI BẤY GIỜ

Với quan niệm, đồng hồ đeo tay cũng là “của để dành”, những chiếc đồng hồ đeo tay cổ xưa phần lớn là được chế tác bằng vàng đặc hoặc ít nhất cũng phải là mạ vàng.

Người Việt Nam thời xưa ưa chuộng các loại đồng hồ tone vàng, có thể là vàng đặc hoặc lắc kê (bọc 1 lớp vàng rất dày) hoặc mạ điện (phủ một lớp vàng mỏng).

Tùy theo tuổi vàng mà giá trị của chiếc đồng hồ cổ xưa thường rất đắt.

Một điểm đáng chú ý nữa là người Việt có xu hướng ưa chuộng các dòng đồng hồ Thụy Sỹ đắt tiền hơn là đồng hồ Nhật Bản. Mà những chiếc đồng hồ cổ Thụy Sỹ lại thường dùng vàng 10k và 14k. Vì thế, những chiếc đồng hồ cổ xưa thường có giá trị rất đắt tiền.

Cũng theo quan điểm của thời xưa, màu vàng kim là màu đại diện cho sự sang trọng, đẳng cấp, của giới thượng lưu. Vì vậy, dễ dàng nhận thấy, chiếc đồng hồ đeo tay cổ hầu hết đều có màu vàng kim chứ không phải màu vàng hồng hay vàng trắng như hiện nay.

Khám phá 5 sự thật vô cùng lý thú về đồng hồ đeo tay cổ xưa ở Việt Nam - Ảnh 2

Một chiếc đồng hồ mạ vàng lắc lê cổ

SỰ THẬT 3: ĐỒNG HỒ NHẬT KHÔNG HỀ ĐƯỢC ƯA CHUỘNG

Tuy bây giờ, đồng hồ Nhật Bản rất được coi trọng và được đặt mua rất nhiều. Nhưng thời xưa, đồng hồ Nhật bản lại không hề được người dân Việt Nam ưa chuộng và bị coi là đồ “rẻ tiền”.

Bởi như đã nói ở trên, người Việt thời xưa ưa chuộng đồng hồ Thụy Sỹ với thiết kế màu vàng nổi bật, còn chiếc đồng hồ Nhật lại là sự lựa chọn dành cho những người ít tiền, chỉ dùng cho những người lao động, thợ lặn hay những người phải làm việc nặng vì đặc tính đồng hồ Nhật rất bền dù trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt.

Khám phá 5 sự thật vô cùng lý thú về đồng hồ đeo tay cổ xưa ở Việt Nam - Ảnh 3

Đồng hồ đeo tay Thụy Sỹ rất được ưa chuộng

Với suy nghĩ “của rẻ là của ôi” và phải đồng hồ Thụy Sỹ mới là tốt nhất, đẳng cấp nhất, vì thế người Việt Nam thường không thích lựa chọn đồng hồ Nhật Bản vì cho rằng nó “đểu” và chỉ phù hợp với những người “cấp thấp” như dân lao động, binh lính.

Và sự thật là, đồng hồ đeo tay cổ của Nhật thường bị khinh và coi thường khi lựa chọn đồng hồ vào những năm thập niên 60. Phải mãi sau này, người Việt mới nhận thấy những lợi ích khi sử dụng đồng hồ Nhật Bản đó là rất bền, không bị ngấm nước và giá thành lại rẻ, từ đó đồng hồ Nhật mới lấy được vị thế trên thị trường Việt Nam.

SỰ THẬT 4: NGƯỜI VIỆT NAM NGÀY XƯA ƯA CHUỘNG THƯƠNG HIỆU ĐỒNG HỒ ĐEO TAY OMEGA

Với mức giá khá cao từ 3 – 20 chỉ vàng, chiếc đồng hồ đeo tay cổ xưa thương hiệu Omega là niềm ao ước của rất nhiều người Việt Nam thời bấy giờ.

Phần lớn, những người có thể sở hữu được chiếc đồng hồ đeo tay cổ này, nếu không phải là chính khách quyền lực thì cũng là quan lại quyền quý, giới sĩ quan cấp cao, giới tư sản thời bấy giờ mới có khả năng mua được chiếc đồng hồ này.

Với thiết kế thanh lịch, sang trọng, các mẫu đồng hồ đeo tay cổ thương hiệu Omega chính là thương hiệu được yêu thích nhất thời bấy giờ, đáng kể đến là những cái tên như: Seamaster, De Ville hay Constellation với những đặc điểm phù hợp với cổ tay nhỏ của người Việt như: chiều dày cực mỏng, được mạ vàng, kính vòm, có mặt tia (hiệu ứng tỏa sáng), hoặc mặt lụa (tạo hình vân lụa), dây da, vỏ mảnh.

SỰ THẬT 5: ĐỒNG HỒ ĐEO TAY CỔ RẤT MỎNG VÀ NHỎ SO VỚI ĐỒNG HỒ CƠ HIỆN TẠI

Bạn nghĩ rằng, đồng hồ đeo tay cổ xưa thường rất dày và thô. Thực tế hoàn toàn khác xa với những gì bạn nghĩ.

Đồng hồ đeo tay cổ xưa của nam giới có kích thước mặt thường không quá 36mm, còn đối với đồng hồ của nữ giới, kích thước mặt chỉ khoảng 26mm trở xuống, khá nhỏ so với kích thước mặt đồng hồ hiện nay (khoảng 40mm với đồng hồ nam và 30mm với đồng hồ nữ).

Bên cạnh đó, đây là thời điểm đỉnh cao của đồng hồ siêu mỏng. Phần lớn những chiếc đồng hồ của mọi thương hiệu Thụy Sỹ đều có bề daỳ cực mỏng, chỉ tầm 10-11m nếu là đồng hồ máy tự động và chỉ tầm 9mm đối với đồng hồ máy cơ.

Bảng kích thước tiêu chuẩn của từng loại đồng hồ đeo tay cổ xưa được tóm gọn lại trong bảng sau:

Bảng số đo kích thước trung bình đồng hồ đeo tay nam thập niên 1950 – 1970

Khám phá 5 sự thật vô cùng lý thú về đồng hồ đeo tay cổ xưa ở Việt Nam - Ảnh 4

Bảng số đo kích thước trung bình đồng hồ đeo tay nữ từ 1950 – 1970

Khám phá 5 sự thật vô cùng lý thú về đồng hồ đeo tay cổ xưa ở Việt Nam - Ảnh 5

Hy vọng, với bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về những chiếc đồng hồ đeo tay cổ xưa và khám phá được những bí ẩn đằng sau những chiếc đồng hồ đeo tay cổ được coi là hợp mode thời bấy giờ.

Chưa có câu hỏi, hãy gửi câu hỏi của bạn
WatchStore sẽ trả lời sớm nhất Viết hỏi đáp